Tỏi từ lâu ngoài việc được biết đến như là gia vị không thể thiếu trong ẩm thực thì tỏi còn là một “ thần dược ” đối với sức khoẻ con người . Tuy nhiên có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như: Những tác dụng đó là gì? Tại sao nên dùng tỏi hàng ngày? Chế biến tỏi như thế nào để hiệu quả?… Tất cả sẽ được Thảo dược Vạn Niên Tùng giải đáp ngay trong bài viết này.
Thông tin về tỏi
Tỏi là loại Cây thảo sống hàng năm, cao 30 – 40 cm. Thân hành ngắn, hình tháp gồm nhiều hành con gọi là ánh tỏi, to nhỏ không đều, xếp ép vào nhau quanh mỗi trục lõi, vỏ ngoài của thân hành mỏng, màu trắng hoặc hơi hồng. Lá phẳng và hẹp, hình dài, mỏng, bẹ to và dài có rãnh dọc, đầu nhọn hoắt, gân song song, hai mặt nhẵn.

Tỏi là loại Cây thảo sống hàng năm
Tỏi còn được biết tới là một trong những cây trồng cổ xưa nhất còn tồn tại đến ngày nay. Cây có nguồn gốc ở vùng Trung A (Tien Shan), ở đây hiện còn loại tỏi đặc hữu mọc hoang dại là Allium longicuspis Regel, Tỏi chứa nhiều hợp chất hữu cơ của lưu huỳnh nên có mùi hôi rất đặc trưng. Trong tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B6, B1,C, D, PP, hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.
Công dụng của tỏi
Kháng lại các tác nhân gây bệnh
Trong tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Tỏi còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxi hoá giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật. Trong đó có phòng chống mỡ máu và bệnh tim mạch.
Tỏi phòng trị tăng huyết áp
Tỏi điều trị tăng huyết áp cả tâm thu và tâm trương. Vì ngoài tác dụng làm giảm cholesterol và triglyceride, tỏi còn làm giãn nở các mạch máu bị nghẽn hay bị co hẹp làm cho máu lưu thông tốt và giảm áp lực động mạch. Tỏi có tác dụng chống đông máu: Các nghiên cứu của y học hiện đại đã cho thấy trong tỏi có chất ajoene, giống như aspirin có tác dụng làm giảm cục máu đông, lại rẻ tiền mà ít tác dụng phụ ngoài mong muốn. Ông tổ của y học Ấn Độ Charaka cũng đã khẳng định “Tỏi giúp máu lưu thông dễ dàng, làm tim khỏe và làm người sống lâu”.

Tỏi có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khoẻ
Trị mụn trứng cá
Tỏi là loại dược phẩm tự nhiên giúp trị mụn trứng cá mang lại hiệu quả cao. Do trong tỏi có chứa hợp chất hữu cơ allicin có tác dụng cản trở hoạt động của gốc tự do đồng thời tiêu diệt vi khuẩn. Khi ở dạng phân hủy, allicin sẽ chuyển hóa thành axit sulfenic tạo nên phản ứng với gốc tự do từ đó giúp phòng tránh mụn cũng như tình trạng dị ứng và các bệnh ngoài da khác.
Ăn tỏi giúp cải thiện chức năng xương khớp
Các chất dinh dưỡng trong tỏi như vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm vùng với chất chống oxy hóa và enzyme,… có tác dụng rất tốt trong việc hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương, đồng thời nâng cao sự hấp thụ canxi giúp xương chắc khỏe hơn. Với phụ nữ, tỏi giúp làm chậm quá trình loãng xương bằng cách tăng cường lượng nội tiết tố estrogen. Ăn tỏi nhiều giúp phụ nữ trung tuổi giữ hệ xương khớp khỏe mạnh.
Cường dương
Đối với nam giới, tỏi có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là tăng khả năng tình dục. Cụ thể, những trường hợp nam giới bị cương cứng cần đến loại enzymes có tên gọi là nitric oxide synthase và các hợp chất trong tỏi có thể giúp sản sinh ra loại enzymes này. Nam giới ăn khoảng 2 nhánh tỏi trong ngày và ăn liên tục trong khoảng 2 tháng sẽ giúp tăng lượng tinh dịch và tăng số lượng tinh trùng. Bên cạnh đó, một số thành phần trong tỏi cũng giúp các anh giảm mệt mỏi và nâng cao thể lực.
Rượu tỏi và công dụng
Rượu tỏi được bắt nguồn từ Ai Cập, vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao. Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập các vùng có khí hậu khắc nghiệt để nghiên cứu thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật. Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống, từ bao nhiêu thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này.
Qua nghiên cứu và phân tích các nhà khoa học đã nhận thấy rằng rượu tỏi có rất nhiều công dụng đối với sức khoẻ con người. Ở Việt Nam cũng đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi này, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần), nhưng không thấy phản ứng phụ. Các thông tin phản hồi đều cho biết rượu tỏi đã điều trị có hiệu quả nhiều bệnh mạn tính khác nhau, có nhiều người khỏi bệnh. Có thể nói, rượu tỏi là vị thuốc tuyệt vời, trời ban cho người nghèo…

Rượu cốt tỏi có lợi cho sức khoẻ
Sau này, tỏi lại được nhiều nhà khoa học ở nhiều nước nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của nó. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, hoạt tính kháng nấm cũng đã được chứng minh – nghiên cứu dược lý thực nghiệm thấy tỏi có phổ kháng khuẩn và kháng nấm rộng. Sử dụng rượu cốt tỏi một cách hợp lý và đúng liều lượng sẽ giúp đỡ cho sức khoẻ của bạn ngày càng cải thiện
Những lưu ý khi sử dụng tỏi
– Bệnh nhân dùng các thuốc chống đông máu và thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel thì không nên đồng thời dùng tỏi vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
– Nên tránh dùng các chế phẩm từ tỏi khoảng một tuần trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ chảy máu kéo dài trong và sau phẫu thuật.
– Không nên ăn tỏi khi đói vì có thể gây ra cảm giác khó chịu như đầy chướng bụng, buồn nôn, ỉa chảy và rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột.
– Không nên đắp tỏi tươi vì có thể gây cảm giác rát bỏng, viêm da và nổi bọng nước tại chỗ.
– Phụ nữ khi cho con bú không nên sử dụng tỏi vì hoạt chất của tỏi có thể được tiết qua sữa mẹ và có thể làm cho trẻ sơ sinh bị đau bụng.

Những lưu ý khi ăn tỏi
– Người có bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi vì tỏi có thể kích thích mắt, dễ gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt.
– Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
– Người có tiền sử mắc các bệnh về gan không nên ăn tỏi vì tỏi có tính nóng, vị cay, làm nóng gan, lâu dài sẽ gây tổn thương cho gan.
– Không ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm.
– Người thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều tỏi vì ăn tỏi quá nhiều làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt.
XEM THÊM THÔNG TIN VỀ RƯỢU CỐT TỎI TẠI ĐÂY
Tiên Tiên
Leave a reply