Các chuyên gia luôn khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng bởi hiệu quả phòng bệnh, hạn chế nguy cơ nhiễm các chất độc hại, nhưng phải rửa như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu nhất thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Một nghiên cứu do GS Miriam Diamond khoa Khoa học Trái đất của Đại học Toronto cho thấy, các hóa chất độc hại như chất chống cháy halogen được sử dụng trong vỏ tivi bằng nhựa có thể truyền từ tivi sang không khí, hòa lẫn cùng bụi trong nhà và tiếp xúc với tay. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp xúc với các hóa chất này có thể gây một số nguy cơ về sức khỏe cho trẻ em, cụ thể là khiến trẻ có IQ thấp hơn và có các vấn đề về hành vi. Từ đó, nếu không có thói quen rửa tay thường xuyên, chất độc hại này có thể thông qua tay truyền sang miệng để đi vào cơ thể.

Rửa tay thường xuyên có thể ngăn ngừa vi khuẩn
Tập cho bản thân cũng như con trẻ thói quen rửa tay đúng cách với xà phòng và nước ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe gia đình hiệu quả. 20-30 giây là khoảng thời gian đảm bảo thực hiện đủ 6 bước rửa tay theo đúng chuẩn của Bộ Y tế nhằm làm sạch các vị trí mầm bệnh có thể trú ngụ như: ngón tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay và lòng bàn tay. Mặt khác, đây cũng là khoảng thời gian lý tưởng để chất diệt khuẩn có trong nước rửa tay có thể tiêu diệt mầm bệnh, mang lại hiệu quả phòng bệnh cao. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rửa tay càng lâu là càng tốt. Vì rửa tay quá lâu có thể làm da bị khô, nứt hoặc chảy máu. Khi đó, việc rửa tay vô tình phá vỡ “lớp miễn dịch đầu tiên của cơ thể” là da, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Ngón tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay và lòng bàn tay là những nơi cần được rửa sạch
Vì vậy, để đảm bảo tay sạch khuẩn và giúp việc rửa tay đạt hiệu quả tốt nhất, chúng ta nên rửa tay đúng 6 bước trong 20-30 giây theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Ths. BS Trần Phương Hải, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Xà phòng hoặc nước rửa tay sạch khuẩn thường chứa các acid béo este hóa và hydroxit natri hoặc hydroxit kali có tính năng tẩy rửa giúp làm sạch chất bẩn, cũng như vô hiệu hóa mầm bệnh có trên bàn tay. Lúc này, hành động rửa tay lại với nước sẽ có tác dụng làm trôi đi mầm bệnh ra khỏi tay, mang lại hiệu quả làm sạch khuẩn tay tối ưu.”

Rửa tay sẽ có tác dụng làm trôi đi mầm bệnh ra khỏi tay
Các thống kê cũng cho thấy: rửa tay bằng xà phòng làm giảm 35% khả năng lây truyền vi khuẩn tiêu chảy; giảm 19 – 45% khả năng lây truyền các loại vi khuẩn gây bệnh hô hấp và phòng ngừa hiệu quả bệnh tay-chân-miệng ở trẻ em.
Để chọn được xà phòng dạng lỏng vừa đảm bảo tính diệt khuẩn cao vừa an toàn cho làn da, ThS. BS. Trần Phương Hải, Bệnh viện Bạch Mai đã cho lời khuyên về các tiêu chí mà xà phòng nên đảm bảo: Có khả năng diệt khuẩn 99.9%; có thành phần lành tính; có độ pH cân bằng và không paraben để tránh tổn hại da tay, phù hợp cho cả người lớn và trẻ em sử dụng…; có nhãn hiệu uy tín
Leave a reply