Rối loạn chuyển hóa khiến những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao bị đau và suy yếu cơ xương. Trong một nghiên cứu lớn của Đan Mạch so sánh bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 2 với những người bình thường cùng độ tuổi thì người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị mắc bệnh về xương khớp cao hơn.
Theo số liệu thì bệnh nhân đái tháo đường có khả năng đau cơ xương khớp cao gấp 1,7 đến 2,1 lần so với những người không mắc bệnh đái tháo đường. Trong các vấn về cơ xương khớp thường gặp, nhóm đái tháo đường hay bị đau vai hoặc cột sống cổ (52%); đau thắt lưng (60%); và đau cánh tay, bàn tay, đầu gối hoặc hông (71%).
Trong các vị trí đau cơ xương khớp nêu trên, chúng ta dễ thấy rằng người đái tháo đường bị đau nhiều nhất ở chân và tay. Điều này có thể liên quan đến việc kiểm soát lượng đường máu kém trong thời gian dài, có thể gây tổn thương ở xương và các dây thần kinh ở chân tay, hệ quả làm tăng tần suất đau cơ xương khớp ở vị trí này. Đau ở vùng thắt lưng có liên quan đến chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, lối sống ít vận động ở người đái tháo đường.
Có nhiều cơ chế có thể gây ra đau cơ xương khớp ở người đái tháo đường. Cơ chế chính được quan sát thấy ở những người mắc bệnh tiểu đường là sự hình thành các sản phẩm cuối glycation tiên tiến không gây dị ứng (AGEs) và thụ thể AGE (RAGE) trong các cấu trúc giàu collagen. AGEs hình thành ở tất cả mọi người và thường tích lũy trong các mô khác nhau cùng với sự lão hóa.
Tuy nhiên, AGEs và RAGE hình thành với tốc độ nhanh hơn nhiều và tích lũy nhiều hơn ở những người đái tháo đường so với những người không đái tháo đường. Ở những người mắc bệnh đái tháo đường, khi nồng độ glucose cao sẽ thúc đẩy các chất trung gian tạo thành AGEs. Các AGE này thường tích lũy theo thời gian và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh (nghĩa là thiếu kiểm soát đường huyết). Những rối loạn chuyển hóa liên quan đến bệnh đái tháo đường mang tính chất hệ thống, có khả năng ảnh hưởng đến mọi tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, RAGE có xu hướng tích lũy nhiều hơn trong các mô gân, dây chằng và da. Hậu quả khiến các mô gân, dây chằng và da có xu hướng trở nên dày hơn, cứng hơn, kém đàn hồi và dễ bị tổn thương hơn.
Bệnh nhân đái tháo đường cần hiểu rằng: kiểm soát tốt lượng đường huyết không chỉ nhằm giảm thiểu các biến chứng bệnh tim mạch, bệnh thần kinh ngoại biên, mà còn có khả năng giúp giảm thiểu các biến chứng về cơ xương khớp. Các biến chứng cơ xương khớp làm suy giảm khả năng vận động thể chất của người bệnh. Đây chính là một gánh nặng đáng kể về bệnh tật và chất lượng cuộc sống ở người đái tháo đường. Từ quan điểm phục hồi và phòng ngừa, chiến lược can thiệp toàn diện bao gồm hướng dẫn về hoạt động thể chất phù hợp, tình trạng dinh dưỡng và dùng thuốc hạ đường huyết. Đây là những trụ cột trong điều trị bệnh đái tháo đường.
Leave a reply