Biếng ăn ở người lớn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới việc biếng ăn? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Nguyên nhân gây biếng ăn ở người lớn
– Căng thẳng, stress: áp lực công việc, cuộc sống khiến bạn dễ bị căng thẳng, stress, gây ra tình trạng mất ngủ, tinh thần bất ổn, cơ thể mệt mỏi, uể oải, ăn không ngon… Một số bệnh về đường tiêu hóa cũng là thủ phạm khiến bạn mất vị giác, không buồn ăn, ăn gì cũng không thấy ngon. Khi bị rối loạn tiêu hóa cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng của thức ăn. Bên cạnh đó, cảm giác ăn không tiêu sẽ khiến bạn cảm thấy đầy bụng và không muốn dung nạp thêm thức ăn nữa.
– Bị nhiễm ký sinh trùng: nhiễm ký sinh trùng Giardia là bệnh hiếm gặp của hệ tiêu hóa, bệnh gây các cơn đau co thắt, buồn nôn, khó tiêu, mệt mỏi và chán ăn. Người bệnh thường nhiễm ký sinh trùng này do uống phải nước nhiễm bẩn và loại ký sinh trùng này có thể lây từ người sang người.
– Dị ứng với gluten: Bệnh Celliac – không dung nạp gluten thường gây tiêu chảy, đau bụng và khó tiêu và cũng có thể khiến bạn ăn gì cũng không ngon miệng, rất chán ăn.
– Bạn bị mắc bệnh suy giáp: tuyến giáp có trách nhiệm sản sinh hormone kiểm soát chức năng trao đổi chất. Nếu tyến giáp hoạt động kém (suy giảm hoạt động tuyến giáp) thì tình trạng ăn mất ngon, mệt mỏi, nhạy cảm với nhiệt độ thấp sẽ xảy ra.
– Bạn đang dùng một số loại thuốc: một số thuốc kê đơn có thể ức chế cảm giác ngon miệng, bao gồm thuốc chống trầm cảm và thuốc điều trị ung thư. Nếu bạn đang dùng thuốc trị bệnh mà lại chán ăn, ăn không ngon miệng và bị sụt cân cân đáng kể, bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm cách khắc phục kịp thời.
– Bạn bị nhiễm virus: Viêm gan C, A, E do virus cũng có thể gây chán ăn, mệt mỏi, sốt, tiêu chảy…
Cách chữa biếng ăn ở người lớn hiệu quả
Những người chán ăn mà không có bệnh lý đặc biệt, có thể khắc phục chứng chán ăn, ăn không ngon bằng cách súc miệng bằng nước muối loãng hoặc dung dịch sát trùng miệng trước khi. Hoặc bạn có thể dùng một ít nước trà hoặc nước gừng trước khi ăn có thể cải thiện được phần nào vị giác. Khi ăn, có thể cho thêm vị chua từ chanh, giấm vào món ăn (bệnh nhân tổn thương ở miệng lưỡi thì không áp dụng cách này). Bạn cũng có thể cho thêm đường vào món ăn để giảm vị mặn, chua hay đắng của miệng. Nên dùng thêm các loại gia vị kích thích khẩu vị như: nước sốt, ớt , tỏi, bạc hà, hành củ… trong chế biến các món ăn. Sau khi ăn bạn có thể dùng thêm kẹo bạc hà, hoặc rau bạc hà, nước trà xanh, một ít nước chanh… để khử mùi hôi miệng.
Nếu ăn không ngon miệng sau ốm, bị thiếu hụt vitamin, khoáng chất đặc biệt là kẽm, bạn có thể bổ sung kẽm vào khẩu phần ăn hàng ngày. Một số thực phẩm giàu kẽm dễ tìm như: sò, ốc, cua, tôm, thịt bò, lợn nạc, trứng, các loại hạt, sữa chua, ngũ cốc còn vỏ… nên được đưa vào thực đơn ăn để cải thiên chứng chán ăn sau ốm.
Còn người lười ăn, không thèm ăn do tác dụng phụ của thuốc có thể trao đổi với các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có biện pháp khắc phục sao cho phù hợp với thể trạng của bệnh.
Ngoài ra, để không bị chán ăn gây suy dinh dưỡng, người cao tuổi, người mắc bệnh lý mạn tính, gầy yếu cần chia bữa ăn hằng ngày thành nhiều bữa nhỏ để hỗ trợ bộ máy tiêu hóa làm việc đơn giản, dễ dàng và hiệu quả hơn. Vì ăn ít bữa nhưng ăn no sẽ dễ có cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Ăn ít nhưng nhiều bữa sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc thoái mái, nhanh chóng hơn. Vận động, luyện tập thể dục thể thao cũng giúp tiêu hao calo và năng lượng, cơ thể mất nhiều năng lượng sẽ gây đói bùng, từ đó kích thích sự thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.
Có nhiều cách chữa biếng ăn ở người lớn và trên đây là một số cách tiêu biểu mà bạn có thể áp dụng để cải thiện chứng biến ăn của mình. Cần khắc phục sớm tình trạng này để tránh nhiều hậu quả nghiêm trọng do biếng ăn gây ra.
Leave a reply