Chóng mặt là triệu chứng thường gặp trong rất nhiều bệnh lý và hầu như bất kỳ ai cũng đã từng gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân chóng mặt có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau và việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Chóng mặt ngoại biên
Chóng mặt ngoại biên là loại chóng mặt thường gặp nhất. Nguyên nhân gây chóng mặt ngoại biên là do sự xáo trộn trong tai trong nhằm điều chỉnh sự cân bằng của cơ thể. Cụ thể, khi di chuyển đầu, bên trong tai sẽ cho biết vị trí đầu, gửi tín hiệu đến não để duy trì sự cân bằng. Nếu có vấn đề bên trong tai, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau, chóng mặt. Điều này thường xảy ra do viêm tai trong hoặc do nhiễm virus. Một số nguyên nhân khác gây chóng mặt ngoại biên gồm:
– Chóng mặt lành tính do tư thế: Là nguyên nhân phổ biến nhất gây chóng mặt. Đây là một tình trạng trong đó tiền đình tai trong bị suy giảm do sự thay đổi đột ngột về vị trí đầu và chuyển động, ví dụ thức dậy đột ngột, ngước đầu lên cao, thay đổi tư thế thẳng đầu sang cúi đầu,… Chóng mặt lành tính do tư thế dễ xảy ra ở người đã từng phẫu thuật tai, có tiền sử chấn thương ở đầu, nhiễm trùng tai và trong thời gian điều trị, dưỡng bệnh. Tình trạng này thường xảy ra trong một thời gian ngắn, hay gặp ở người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, người trẻ cũng có thể bị chóng mặt lành tính do tư thế.

Chóng mặt ngoại biên là loại chóng mặt thường gặp nhất
– Viêm và sưng tai trong: Là chứng viêm, nhiễm trùng xảy ra ở tai trong, chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn, hay gặp ở người bị cúm hoặc cảm lạnh. Tai trong là cơ quan kiểm soát thính giác và cân bằng cơ thể, khi bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng tới khả năng thăng bằng, dẫn tới các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra, nếu bị viêm tai trong do viêm nha khoa, ngoài biểu hiện chóng mặt, bệnh nhân còn gặp phải một số triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, mất khả năng nghe, sốt, đau ở tai,…;
– Từng bị chấn thương đầu: Những người đã bị chấn thương ở đầu có thể bị rối loạn ở tai, gây ra triệu chứng chóng mặt thường xuyên.
– Viêm dây thần kinh tiền đình: Là chứng viêm do virus, xảy ra ở một phần dây thần kinh tai liên kết trực tiếp với não. Tình trạng này có thể xảy ra trong vài giờ, gây mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu kliyengan, buồn nôn;
– Bệnh Meniere: Là căn bệnh hiếm gặp xảy ra ở tai trong, gây chóng mặt nghiêm trọng, giảm thính giác, buồn nôn và nôn ói. Các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện trong vài giờ hoặc thậm chí vài ngày. Mặc dù khá nguy hiểm nhưng đến nay các bác sĩ vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh Meniere.

Những người đã bị chấn thương ở đầu có thể bị rối loạn ở tai, gây ra triệu chứng chóng mặt thường xuyên
Chóng mặt trung ương
Khác với chóng mặt ngoại biên gây ra bởi rối loạn trong tai và các cơ quan cân bằng, chóng mặt trung ương là hệ quả của các vấn đề ở não. Phần não bị ảnh hưởng nhất là tiểu não. Một số nguyên nhân gây chóng mặt trung ương là:
– Đau đầu Migraine: Gây triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, nhìn đôi, khó phát âm, tê buốt da đầu,… Cơn đau đầu sẽ nặng lên khi người bệnh di chuyển, chạy nhảy, ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế đầu. Sau cơn đau đầu, người bệnh thường mệt mỏi, buồn ngủ. Bệnh thường xuất hiện ở người trẻ tuổi. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là căng thẳng tinh thần, mất ngủ, tiếng ồn, chấn thương đầu, thay đổi nồng độ hormone nữ (thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc sử dụng thuốc ngừa thai), sử dụng chất kích thích,…;
– Đa xơ cứng (xơ cứng rải rác): Là một rối loạn hệ thần kinh xảy ra trong hệ thống thần kinh trung ương – não và tủy sống, gây ra bởi lỗi trong hệ thống miễn dịch của con người. Các triệu chứng thường gặp của bệnh là hoa mắt, chóng mặt, nhìn đôi, mất thăng bằng, chuột rút, yếu cơ, nói lắp, trầm cảm, rối loạn chức năng tình dục, mất kiểm soát bàng quang và ruột,…
– Đột quỵ (tai biến mạch máu não): Là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, thiếu oxy do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Triệu chứng đột quỵ là cơ thể mệt mỏi, cử động khó, khó phát âm, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, thị lực giảm, mắt nhìn mờ, đau đầu dữ dội,… Nguyên nhân gây đột quỵ chủ yếu là tiền sử gia đình, đái tháo đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu cao, béo phì, hút thuốc lá, lối sống không khoa học,…

Khác với chóng mặt ngoại biên gây ra bởi rối loạn trong tai và các cơ quan cân bằng
Bệnh nhân tai biến mạch máu não thường có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu,…
– U dây thần kinh thính giác: Là một khối u lành tính phát triển trên các dây thần kinh tiền đình, hệ thống dây thần kinh kết nối giữa tai và não. Các triệu chứng của bệnh là suy giảm khả năng thính lực, chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai, có thể bị tê nhói ở mặt hoặc liệt cơ mặt. Bệnh xuất hiện do rối loạn di truyền;
– Các khối u não: Tấn công tiểu não, dẫn tới sự phối hợp không đồng bộ với chuyển động của cơ thể, gây chóng mặt, mất thăng bằng;
– Dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây phản ứng phụ là chóng mặt, mất thăng bằng.

Một số loại thuốc có thể gây phản ứng phụ là chóng mặt, mất thăng bằng
Ngoài ra, chóng mặt còn có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như: Căng thẳng thần kinh (làm việc trong thời gian dài, thường xuyên dùng máy tính), huyết áp thấp, mất nước, uống quá nhiều caffeine, sợ hãi, lo lắng, thở quá nhanh hoặc quá sâu,…
Leave a reply