Theo Đông y, cảm mạo thường gặp vào mùa đông. Do mùa đông hàn tà nhiều và chính khí kém. Phong hàn dễ xâm phạm vào phần da, phế làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng sợ lạnh, sợ gió, ho, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, mạch phù khẩn…
Người bệnh cảm mạo có một số biểu hiện như: hơi sốt, sợ lạnh, sợ gió, nhức đầu, có thể có hoặc không có mồ hôi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Nếu bị cảm bạn có thể tham khảo 1 số bài thuốc dưới đây, những bài thuốc này sẽ có ích đối với sức khoẻ của bạn.

Bị bệnh cảm mạo thường khiến con người mệt mỏi
Bài 1: Hương tô tán: 80g hương phụ, 80g tử tô, 40g trần bì, 20g cam thảo. Tán các nguyên liệu trên thành bột. Uống với nước ấm hoặc nước hãm với 3 – 5 lát gừng tươi, ngày uống 12g bột hương tô tán. Bài thuốc này giúp trị cảm mạo, đau đầu, sốt, đầy bùng, ợ hơi, không muốn ăn.
Bài 2: Ma hoàng thang: ma hoàng 6g, hạnh nhân 8g, cảm thảo 4g, quế chi 4g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Bài thuốc này thích hợp cho người nhức đầu, phát sốt, sợ gió, toàn thân và xương khớp đau mỏi, không có mồ hôi, thở khó.
Bài 3: Quế chi thang: quế chi, sinh khương, thược dược mỗi thứ 12g, đại táo (xé nát) 12 quả, cam thảo 6g. Sắc các nguyên liệu trên rồi uống ngày 1 thang. Thích hợp cho người sợ gió, sợ lạnh, người hơi sốt, mồ hôi tự ra, thở mạnh, nôn khan.
Bài 4: lá tía tô, cà gai leo, hương phụ mỗi thứ 80g, trần bì 40g. Tán nguyên liệu bột. Hãm với nước sôi rồi uống ngày 20g.
Bài 5: Kinh phong bại độc tán: các nguyên liệu gồm có sài hồ, tiền hồ, xuyên khung, chỉ xác, khương hoạt, độc hoạt, phục linh, cát cánh, kinh giới, phòng phong, mỗi nguyên liệu 40g, cam thảo 20g. Tán tất cả các loại thảo dược trên thành bột. Ngày uống 12 – 20g pha với nước nóng hoặc sắc uống. Bài thuốc thích hợp chữa cảm phong hàn kèm theo triệu chứng toàn thân và các khớp xương đau nhức (có thấp).
Bài 6: Cửu vị khương hoạt thang: khương hoạt, cam thảo, phòng phong, thương truật mỗi thứ 6g; tế tân 4g; xuyên khung, bạch chỉ, sinh địa, hoàng cầm mỗi thứ 8g. Sắc các nguyên liệu trên và uống mỗi ngày 1 thang. Bài thuốc dùng chưa cảm phong hàn kèm đau nhức các khớp xương (có thấp).

Khương hoạt dùng để điều trị cảm mạo rất tốt
Bài 7: nồi nước xông giải cảm: bạn có thể chuẩn nị lá chanh, lá bưởi, tía tô, lá ổi, kinh giới, bạc hà, sả, tràm, đài bi… đây là các dược liệu có chứa tinh dầu sát trùng đường hô hấp; hành, tỏi, cúc tần… có tác dụng kháng sinh; lá tre, lá duối có tác dụng hạ sốt. Nấu một nồi nước sôi rồi cho các nguyên liệu đã chuẩn bị được vào để sôi lên vài dạo. Có thể không cần đủ hết các nguyên liệu đã kể. Người bệnh ngồi trên giường, sau đó phủ một tấm chăn mỏng qua đầu và cả nồi nước xông vừa đun xong để giữ hơi nóng. Từ từ mở vun đậy nồi nước xông và hít thở đều. Đây là cách giải cảm vừa đơn giản, dễ làm lại hiệu quả, đã được ông bà ta áp dụng từ ngàn xưa.

Nồi nước xông giải cảm
Ngoài ra người bệnh có thể kết hợp thêm châm cứu hoặc xoa bóp các huyệt đạo để bệnh nhanh khỏi hơn. Nếu bị cảm mạo thông thường, không nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc chữa cảm mạo theo Đông y nêu trên đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, bệnh sẽ mau khỏi.
Tiên Tiên
Leave a reply