Nguy cơ sốc điện phụ thuộc vào loại dòng điện như dòng điện cao áp như nào, dòng điện đi qua cơ thể, sức khỏe tổng thể của người đó và nạn nhân được điều trị nhanh như thế nào. Một cú sốc điện có thể gây bỏng, hoặc nó có thể không để lại dấu vết rõ ràng trên da. Trong cả hai trường hợp, một dòng điện đi qua cơ thể có thể gây tổn thương bên trong, ngừng tim hoặc chấn thương khác. Trong một số trường hợp nhất định, ngay cả một lượng điện nhỏ cũng có thể gây tử vong.
1. Tổn thương do điện giật
Tổn thương do điện xảy ra theo 3 cơ chế:
– Tác động trực tiếp của dòng điện lên mô cơ thể
– Chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng nhiệt gây bỏng sâu và bỏng bề mặt.
– Tổn thương cơ học do sét đánh, do co cơ, hoặc các chấn thương sau ngã do điện giật.
Khi tiếp xúc, dòng điện một chiều (DC) sẽ đẩy hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện do đó nạn nhân có thời gian tiếp xúc dòng điện ngắn hơn nhưng khả năng gây chấn thương phối hợp cao hơn. Ngược lại, dòng điện xoay chiều (AC) có xu hướng dính chặt lấy nạn nhân (thường là bàn tay) và kéo nạn nhân lại gần nguồn điện hơn do đó kéo dài thời gian tiếp xúc gây tổn thương mô nặng hơn.
2. Làm gì khi bị sốc điện do điện giật
Một số dấu hiệu của nạn nhân bị sốc điện do điện giật:
– Vết bỏng nặng
– Hoảng sợ
– Khó thở
– Vấn đề về nhịp tim (rối loạn nhịp tim)
– Ngừng tim
– Đau cơ và co thắt
– Động kinh
– Mất ý thức
3. Sơ cứu người bị bỏng điện cần lưu ý điều gì?
– Đừng chạm vào người bị thương nếu người đó vẫn tiếp xúc với dòng điện.
Gọi 115 hoặc số khẩn cấp tại địa phương nếu nguồn gây bỏng là dây điện cao thế hoặc sét. Đừng đến gần dây điện cao thế cho đến khi tắt nguồn. Đường dây trên không thường không cách điện. Ở cách xa ít nhất 20 feet (khoảng 6 mét) – xa hơn nếu dây nhảy và và đang có hiện tượng chập điện. Đừng di chuyển một người bị chấn thương điện trừ khi người đó gặp nguy hiểm ngay lập tức.
– Tắt nguồn điện, nếu có thể. Nếu không, hãy di chuyển nguồn ra khỏi bạn và người đó, sử dụng vật khô, không dẫn điện làm bằng bìa cứng, nhựa hoặc gỗ. Bắt đầu hô hấp nhân tạo nếu người bệnh không có dấu hiệu lưu thông, chẳng hạn như thở, ho hoặc cử động.
– Sử dụng bông băng. Che bất kỳ khu vực bị bỏng bằng băng gạc vô trùng, nếu có, hoặc một miếng vải sạch. Không sử dụng chăn hoặc khăn, vì các sợi lỏng lẻo có thể dính vào vết bỏng.
– Người bị nạn chưa mất trí giác: Để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh.
Sau đó mời y, bác sĩ hoặc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, chăm sóc.
– Trường hợp người bị nạn đã mất trí giác:
Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh.
Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra.
Cho người bị nạn ngửi amoniac hoặc nước tiểu.
Ma sát toàn thân người bị nạn cho nóng lên.
Mời y, bác sĩ đến hoặc đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.
– Trường hợp người bị nạn đã tắt thở
Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí
Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra.
Nếu lưỡi thụt vào thì phải kéo ra.
Tiến hành làm hô hấp nhân tạo ngay, phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.
– Phương pháp thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực
Khi thực hiện phương pháp thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực, bạn cần thực hiện những bước sau:
Để người bị nạn nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra, đặt đầu người bị nạn hơi ngửa ra phía sau.
Người cứu đứng hoặc quỳ bên cạnh người bị nạn, đặt chéo hai bàn tay lên ngực trái (vị trí tim) của người bị nạn rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực người bị nạn nén xuống 3 đến 4 cm. Sau khoảng 1/3 giây thì buông tay ra để lồng ngực người bị nạn trở lại bình thường. Làm như vậy khoảng 60 lần/phút.
Đồng thời với động tác ép tim, phải có người thứ 2 để hà hơi: Tốt nhất là có miếng gạc hoặc khăn mùi soa đặt lên miệng người bị nạn, người cứu ngồi bên cạnh đầu lấy một tay bịt mũi người bị nạn, tay kia giữ cho miệng người bị nạn há ra hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát miệng người bị nạn mà thổi vào lồng ngực phồng lên (hoặc bịt miệng để thổi vào mũi người bị nạn khi không thổi vào miệng được) hà hơi cho người bị nạn từ 14 đến 16 lần/phút.
Điều quan trọng là kết hợp 2 động tác nhịp nhàng với nhau. Cách phối hợp đó là: cứ 1 lần thổi ngạt thì làm động tác xoa bóp (ép) tim 4 nhịp (phù hợp với mỗi nhịp thở khoảng 4 giây và mỗi nhịp đập của tim là 1 giây). Làm liên tục cho đến khi người bị nạn tự thở được hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sĩ mới thôi.
Nên nhớ rằng việc cấp cứu người bị điện giật là công việc khẩn cấp, càng nhanh chóng càng tốt. Phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để cứu. Chỉ được phép cho là người bị nạn đã chết khi thấy bị vỡ sọ, bị cháy toàn thân
Leave a reply