Đái tháo đường là một bệnh đang có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Bên cạnh các loại thuốc Tây y điều trị tiểu đường, các chuyên gia khuyên người bệnh cũng nên tìm hiểu và sử dụng các loại thảo dược.
Tỏi
Tỏi là một loại thảo mộc phổ biến được sử dụng trong các món ăn trên khắp thế giới và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe ấn tượng. Tác dụng của tỏi đối với rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường loại là một nghiên cứu chứng minh điều này. Người bị tiểu đường loại 2 thường bị huyết áp cao và tỏi cũng rất có hiệu quả trong việc hạ huyết áp. Trong một nghiên cứu, những người tham gia bị tăng huyết áp không kiểm soát được, sau khi ăn tỏi trong 12 tuần đã giảm huyết áp trung bình 10 mmHg.

Tỏi có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khoẻ
Dây thìa canh (Gymnema Sylvestre)
Dây thìa canh tên khoa học là Gymnema sylvestre, là một loại dược liệu có nhiều nghiên cứu trong hỗ trợ đẩy lùi bệnh tiểu đường (đái tháo đường) không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Hoạt chất sinh học có trong dây thìa canh là axit gymnemic, gurmarin, góp phần vào khả năng hỗ trợ bệnh của dây thìa canh. Qua các nghiên cứu người ta thấy rằng dây thìa canh có công dụng:
– Hạ đường huyết và ổn định, duy trì đường đường huyết ở mức an toàn trong thời gian dài. Công dụng này là do hoạt chất acid gymnemic có trong dây thìa canh có tác dụng kích thích sản sinh, tái tạo tế bào β-Tụy đảo Langerhans, nhờ đó tăng sản sinh insulin, tăng hoạt lực Insulin, giúp cơ thể thiết lập cân bằng đường huyết tự nhiên.
– Ức chế vị ngọt, hạn chế cảm giác thèm ăn ngọt, từ đó giảm lượng đường dung nạp vào cơ thể.

Dây thìa canh tên khoa học là Gymnema sylvestre
Khổ qua rừng
Mướp đắng tên khoa học là Mormordica charantia, hay còn gọi là khổ qua, cẩm lệ chi. Ngoài sử dụng cho chế biến các món ăn thì mướp đắng còn được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh. Hoạt chất sinh học trong mướp đắng là kakara Ib, kakara III a1, kakara IIIb có công dụng giúp hạ đường huyết không phụ thuộc vào insulin (Tiểu đường tuýp 2). Không đủ bằng chứng cho thấy có thể sử dụng mướp đắng thay thế insulin hoặc thuốc trị tiểu đường. Tuy nhiên nó có thể giúp người bệnh tiểu đường ít phụ thuộc vào các loại thuốc đặc trị, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Từ đó ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra do đường huyết không ổn định.

Mướp đắng là loại thuốc trong dân gian rất tốt, lành tính, dễ sử dụng
Tảo Spirulina
Loại tảo Spirulina này cũng chứng tỏ hiệu quả trị liệu thần kỳ đối với bệnh tiểu đường nhờ khả năng làm giảm đường huyết của người bệnh. Tảo Spirulina có chứa nhiều loại nguyên tố vi lượng, khoáng chất, có thể kết hợp hữu hiệu với các chất hữu cơ trong cơ thể, ngoài ra màng tế bào tảo Spirulina do polysaccharide cấu tạo thành, cơ thể rất dễ hấp thụ. Sử dụng tảo Spirulina có thể cải thiện một cách hiệu quả chứng “tam đa nhất thiểu” (ăn nhiều, đái nhiều, gầy nhiều) của người bệnh tiểu đường, một tình trạng do dinh dưỡng bị mất đi quá nhiều gây nên. Tảo Spirulina còn giúp tăng cường dinh dưỡng đồng thời có thể hỗ trợ điều tiết sự trao đổi chất của cơ thể, tăng khả năng miễn dịch, hồi phục cho những người bị mắc bệnh tiểu đường. Tảo Spirulina có Chlorophyll cao hơn so với các loại rau thông thường khác và các protein thực vật, vitamin nhóm B, kẽm,… có thể thúc đẩy bài tiết insulin trong cơ thể. Nhiều báo cáo lâm sàng đã chứng minh tảo Spirulina đặc biệt hữu ích cho những người bệnh tiểu đường type II phụ thuộc insulin.

Tảo Spirulina có chứa nhiều loại nguyên tố vi lượng, khoáng chất
Cây Kế sữa (Milk Thistle)
Cây kế sữa (Milk thistle) có tên khoa học là silybum marianum, là một thảo dược đã sử dụng từ thời cổ đại cho mục đích đẩy lùi một số loại bệnh, phổ biến nhất là bệnh gan. Silymarin – chiết xuất từ cây kế sữa, là hợp chất có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm rất mạnh mẽ. Đó cũng chính là đặc tính giúp cây kế sữa được xem là một loại thảo được giúp giảm các triệu chứng bệnh tiểu đường.

Cây kế sữa có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm rất mạnh mẽ
Tiên Tiên
Leave a reply