Rượu thuốc là một trong những chế phẩm hết sức độc đáo của các thầy thuốc y học cổ truyền. Đây là những phương pháp chữa bệnh từ ngàn xưa. Tuy vậy, thuốc bổ cũng có ba phần độc, nhiều người không biết nên lạm dụng rượu thuốc đã gây ra một số vấn đề không đáng có cho sức khỏe.
Rượu thuốc thường được các lương y sử dụng để chữa bệnh hoặc bồi bổ. Đông y chia rượu thuốc thành 2 nhóm: rượu đơn (chỉ có 1 vị thuốc) và rượu kép (từ 2 vị thuốc trở lên) để phân biệt về số lượng thành phần dược liệu có trong rượu thuốc. Dược tính của rượu thuốc sẽ phụ thuộc vào hai nhân tố là rượu và thuốc. Trong đó, rượu được xem như dung môi làm tuyên tán dược lực, ôn thông khí huyết, sơ kinh hoạt lạc… Rượu thuốc gồm 2 nhóm được phân theo số lượng thành phần dược liệu.
Các phương thuốc từ rượu thuốc đã xuất hiệu từ thời xa xưa trong các y thư cổ, xuất hiện sớm nhất trên các văn tự giáp cốt. Có thể kể đến “kê thỉ lễ” (Nội kinh) và “hồng lam hoa tửu” (Kim quỹ yếu lược) là hai phương thuốc sớm nhất được lưu truyền trong y thư. Ngoài mục đích sử dụng ban đầu là cúng tế, nhiều y thư cổ cũng đã ghi lại các kinh nghiệm sử dụng rượu thuốc trong hầu hết các khoa lâm sàng như nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, phụ khoa…
Khi tiến hành ngâm rượu thuốc thì cần nhớ một số lưu ý sau đây:
– Thảo mộc loại khoáng chất không thích hợp ngâm rượu bởi thành phần có ích trong đó rất khó được hòa tan bởi dung môi. Ngoài ra, một số loại thảo dược dạng khoáng còn chứa thành phần gây hại cho sức khỏe như chì, thủy ngân, thạch tín,…
– Ngoài ra, tỉ lệ giữa rượu cũng như các loại thảo dược phải được phối hợp hài hòa. Thông thường, người ta thường dùng rượu trắng 50 – 60 độ để giết chết vi sinh vật tồn tại trong thảo dược. Tỉ lệ giữa thảo dược và rượu thường là 1: 10-20. Điều này phụ thuộc vào sự hấp thu nước của dược liệu.
Leave a reply